05-12
Dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng sau tiêm khớp
2025-05-12
HaiPress
Tiêm khớp là phương pháp điều trị các bệnh lý xương khớp. Bác sĩ sử dụng một chiếc kim nhỏ,đưa thuốc trực tiếp vào vị trí khớp bị tổn thương để giảm viêm đau và cải thiện khả năng vận động,hạn chế tác dụng phụ lên toàn bộ cơ thể.
ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học,Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Tổng quát,Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM,cho biết nếu không đảm bảo vô trùng,vi khuẩn có thể theo kim tiêm xâm nhập vào mô mềm,gây viêm,nhiễm trùng tại chỗ hoặc vào máu gây nhiễm trùng huyết,tử vong. Với người cao tuổi,hệ miễn dịch đã suy yếu,nguy cơ nhiễm trùng nặng càng cao.
Tùy loại thuốc,người bệnh cần ở lại bệnh viện sau khi tiêm khoảng từ 30 phút đến một giờ để theo dõi các bất thường. Sau khi về nhà,người bệnh cần lưu ý các dấu hiệu cảnh báo để kịp thời đi khám,xử lý.
Dấu hiệu tại chỗ
Sưng to,căng cứng,đỏ nóng nhiều hơn tại vị trí tiêm. Đây có thể là những dấu hiệu lành tính do phản ứng của mô khớp với thuốc tiêm hoặc kỹ thuật thực hiện thủ thuật không chuẩn (tiêm lệch vị trí,chọc kim nhiều lần...). Tuy nhiên,khi tình trạng nghiêm trọng hơn hoặc mủ chảy ra tại vị trí tiêm,cảm giác khớp khó vận động hơn trước,người bệnh nên đi khám ngay vì đó có thể là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nguy hiểm.
Dấu hiệu toàn thân
Các dấu hiệu toàn thân như sốt cao hơn 38 độ,ớn lạnh,lừ đừ,mệt mỏi,chán ăn,đau lan tỏa toàn thân hoặc kèm theo các dấu hiệu nhiễm trùng khác như mạch nhanh,lú lẫn,tụt huyết áp... Người bệnh cần được cấp cứu vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đang lan rộng hoặc vi khuẩn đã xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết. Nếu không được điều trị kịp thời,người bệnh có nguy cơ đối mặt với tình trạng suy đa tạng,tử vong.
Theo bác sĩ Học,lạm dụng thuốc tiêm cũng thường gặp,bởi nhiều người bệnh cứ đau khớp là muốn tiêm. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ. Ví dụ lạm dụng thuốc tiêm chứa corticoid có thể gây tổn thương sụn khớp. Nếu tiêm nhầm vào các cấu trúc xung quanh gây teo da,tổn thương thần kinh,đứt gân,giảm khả năng vận động...
Bác sĩ tiêm khớp gối tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Học cho biết tiêm khớp là thủ thuật có hiệu quả nhanh chóng nhưng không phải người bệnh nào cũng phù hợp với phương pháp điều trị này. Tiêm khớp chống chỉ định khi viêm khớp nhiễm khuẩn,nhiễm khuẩn vùng da bên ngoài khớp tiêm,tổn thương khớp do các bệnh lý về mạch máu hoặc thần kinh,cơ định suy giảm miễn dịch... Người mắc các bệnh nền cao huyết áp,đái tháo đường... chỉ có thể tiêm khớp sau khi được quan sát kỹ và kiểm soát bệnh tốt.
Người bệnh chỉ nên tiêm khớp tại các cơ sở y tế có cơ sở vật chất đảm bảo vô trùng và bác sĩ có chuyên môn thực hiện để an toàn,đạt hiệu quả tối ưu.
Phi Hồng
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp