01-21
Bi kịch của những bà mẹ livestream xin tiền
2024-12-31 HaiPress
"Con tôi không thể đứng dậy",cô nói. "Bác sĩ nói thằng bé sẽ phải ngồi xe lăn trong quãng đời còn lại".
Con trai Jie nhập viện do chấn thương tủy sống năm 2017. Ở bệnh viện,cô gặp ba bà mẹ cùng hoàn cảnh với mình,họ bắt đầu livestream tâm sự về cuộc sống của mình.
Tiền là động lực chính. Chi phí chăm sóc bệnh nhân chấn thương tủy sống đang vắt kiệt họ.
Ba ngày nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt của bé Qiqi là 7.200 USD,tương đương toàn bộ thu nhập trong một năm của gia đình. Trong khi đó,tiền điều trị và phục hồi chức năng của bé Xiao Wei trong năm 2019 và 2020 là 295.000 USD.
"Bệnh tật của tụi nhỏ giống như cái hố không đáy",mẹ Xiao Wei nói. "Những gì chúng tôi có thể làm là tiếp tục ném tiền vào". Riêng tiền ống thông tiểu và tã lót của con đã chiếm 285 USD mỗi tháng.
Bốn bà mẹ đều đã nghỉ làm để chăm sóc con. Livestream là cách duy nhất để họ có thêm thu nhập.
Nội dung video xoay quanh quá trình hồi phục chức năng,chăm sóc con,sử dụng ống thông tiểu,chuyển chúng từ giường sang xe lăn hoặc lên xuống cầu thang. Họ gắn thẻ bài đăng bằng những cụm từ khóa (hastag) như #trẻ em bị chấn thương tủy sống để thu hút người xem,nhấn mạnh khuyết tật của con và sự cùng cực của hoàn cảnh.
Thỉnh thoảng,họ khóc trong livestream để người xem thương cảm. Những bà mẹ thừa nhận livestream không phải là công việc mà là hình thức xin tiền.
"Tôi sẽ dừng nếu có thể quay lại làm việc",mẹ Qiqi nói. "Tôi cảm thấy mình như một kẻ ăn xin".
Để thu hút lượt xem,họ sản xuất các video ngắn độ dài một phút trên nền nhạc buồn,tiêu đề Bác sĩ dự báo án tử con tôi chỉ mới 10 tuổi hoặc Bị liệt nửa người hơn một năm.
Ban đầu,những bà mẹ kiếm được khá nhiều. Với 200 người xem,họ nhận được 28-70 USD. Mẹ Jie đã từng nhận được 430 USD quyên góp sau một phiên livestream.
Tuy nhiên,sự đồng cảm của người xem không kéo dài được lâu. Một số người bình luận khiếm nhã như Cho tôi xem chân đứa trẻ. Khán giả bắt đầu bình luận về ngoại hình của các bà mẹ,thỉnh thoảng bị quấy rối trên sóng trực tiếp.
Nhưng họ không thể dừng. Jie nói việc thường xuyên kể về con trai giúp cô học cách chấp nhận tình trạng bệnh của cậu bé. Mẹ của Xiao Ke đã ly hôn,một mình nuôi con gái bệnh và từng nghĩ đến chuyện tự tử. Cô cần livestream để tìm lại mục tiêu sống.
Chấn thương tủy sống đòi hỏi chăm sóc suốt đời. Họ cần tìm tia hy vọng để kiên trì hỗ trợ con mình.
Ngọc Ngân (Theo SixthTone)