01-21
Vì sao ca sởi tăng tại nhiều tỉnh, thành?
2024-12-19 HaiPress
Bác sĩ Bạch Thị Chính,Giám đốc Y khoa,Hệ thống tiêm chủng VNVC,cho biết như trên trong bối cảnh nhiều địa phương ghi nhận số ca nhiễm sởi tăng. Như Hà Nội,tuần 6-13/12,ghi nhận 44 ca nhiễm sởi,tăng 19 ca so với tuần trước và tăng so với cùng kỳ 2023. Số nhiễm có xu hướng tăng nhanh. Còn Đồng Nai có tổng số ca mắc sởi từ đầu năm là 5.400,trong đó 2 ca tử vong,ca nhiễm xuất hiện ở mọi địa phương. Bác sĩ Chính chỉ ra các lý do khiến ca sởi chưa giảm như sau:
Trẻ nhiễm bệnh khi chưa đủ tuổi tiêm chủng
Tại Hà Nội,phân tích 209 ca nhiễm ghi nhận từ đầu 2024 đến nay,có 58 trường hợp dưới 9 tháng (27,8%); 33 trường hợp 9 - 11 tháng (15,8%),32 trường hợp 12 - 24 tháng (15,3%),31 trường hợp 25 - 60 tháng (14,55 trường hợp trên 60 tháng (26,3%). Số trẻ dưới 9 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất,đây đồng thời là nhóm chưa đủ tuổi tiêm vaccine. Tại TP HCM,Sở Y tế báo cáo đến ngày 3/12,số ca nhiễm ở nhóm 6-9 tháng tuổi vẫn tăng,dù được Bộ Y tế cho phép tiêm chủng cho nhóm trẻ này.
Theo bác sĩ Chính,việc nhóm trẻ dưới độ tuổi tiêm vaccine và nhiễm sởi,thường gặp trong các vụ dịch. Trẻ có thể bị lây nhiễm bệnh đồng thời trở thành nguồn lây cho nhiều đối tượng nguy cơ khác,dẫn tới số ca nhiễm chưa giảm.
Trẻ mắc bệnh sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1,ngày 12/8. Ảnh: Lê Phương
Tiêm không đầy đủ hoặc tiêm muộn
Tại Đồng Nai,độ tuổi mắc nhiều nhất là trẻ từ 1-10 tuổi,chiếm 68,5%,theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tại buổi làm việc với đoàn giám sát của Viện Pasteur TP HCM hôm 18/12. Địa phương ghi nhận nhiều trẻ chưa được chủng ngừa hoặc chủng ngừa không đầy đủ với các lý do: thiếu hụt nguồn cung vaccine giai đoạn hậu Covid-19,bỏ sót đối tượng tiêm chủng,phụ huynh không nhớ lịch tiêm của trẻ...
Bên cạnh đó,ngành y tế đã có các chiến dịch tiêm bù,tiêm vét vaccine sởi cho trẻ em 1-5 tuổi ở Hà Nội,từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi và 1-10 tuổi tại TP HCM. Tuy nhiên,bệnh sởi có thể lây lan cho nhiều nhóm tuổi khác,không chỉ trẻ em. Tốc độ bệnh lây lan nhanh,tốc độ chủng ngừa có thể không đuổi kịp,vì vậy số nhiễm vẫn tăng.
Bỏ sót đối tượng tiêm
Nguyên nhân khác khiến số ca mắc sởi không giảm là nhiều trẻ bị bỏ sót tiêm vaccine sởi. Lý do,trẻ di chuyển nơi ở theo cha mẹ,không có trong hồ sơ quản lý của địa phương,nhiều phụ huynh không quan tâm đến việc tiêm chủng của con,bận đi làm không đưa con đi tiêm. Đồng Nai,TP HCM đã báo cáo nhiều trường hợp như trên.
Phụ huynh "anti vaccine"
Bệnh viện Nhi đồng 2 liên tục ghi nhận phụ huynh có quan điểm chống tiêm chủng,không tiêm vaccine cho con,dẫn tới trẻ nhiễm sởi phải nhập viện. Rất nhiều phụ huynh cho rằng con đã mắc bệnh sởi,cơ thể sản sinh kháng thể phòng ngừa sởi nên sẽ không tái nhiễm,dẫn tới không cần tiêm chủng.
Người lớn chưa tiêm chủng,nhầm bệnh
Nhiều người lớn có tâm lý chủ quan,cho rằng bệnh sởi chỉ xuất hiện ở trẻ em và được khống chế nhờ vaccine,nên không phòng bệnh. Một số trường hợp có biểu hiện bệnh tương tự sốt phát ban,dị ứng,dẫn tới chưa điều trị kịp thời. Như ba trường hợp người lớn mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) hôm 10/12,họ nhầm lẫn sởi với bệnh thông thường khi có triệu chứng ho,sốt,đau họng,đau bụng... dẫn tới nhập viện muộn.
Ngoài ra,theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF,người lớn có thể chiếm khoảng 10-20% tổng số ca mắc trong các đợt bùng phát dịch sởi. Trong khi đó,chiến dịch tiêm chủng thường tập trung nhóm trẻ em do đây là đối tượng bị dịch bệnh ảnh hưởng chính,người lớn phải tiêm dịch vụ. Việc này cũng khiến tỷ lệ tiêm chủng sởi ở người lớn chưa cao.
Trẻ ở Đồng Nai tiêm vaccine sởi tại VNVC. Ảnh: Anh Tứ
Biện pháp
Đồng Nai,TP HCM,Hà Nội tiếp tục tăng cường giám sát bệnh nhân,rà soát lịch sử chủng ngừa và tổ chức các chiến dịch tiêm chủng. Trên toàn quốc,Bộ Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ em 1-10 tuổi tại 31 tỉnh,thành,để kịp thời phòng chống dịch sởi.
Về phía người dân,giới chức khuyến cáo gia đình nên cho trẻ tiêm vaccine theo hướng dẫn của ngành y tế,còn người lớn chủ động tiêm chủng. Theo Cục Y tế dự phòng,nếu chỉ tiêm một mũi,hiệu quả miễn dịch đạt được khoảng 80-85%. Mũi hai giúp nâng miễn dịch lên 98%,đảm bảo phòng bệnh.
Ngoài tiêm vaccine,người dân cần hạn chế tụ tập đông người,thường xuyên rửa tay với xà phòng,sử dụng khẩu trang khi đến các địa điểm công cộng,khu vực tập trung đông người để tránh lây nhiễm sởi. Khi không may mắc sởi,mọi người cần đi khám,điều trị sớm,không nên tự điều trị để tránh bệnh nặng hơn.
Bác sĩ Chính cho biết,hiện Việt Nam có bốn loại vaccine sởi,gồm mũi đơn MVVAC,mũi phối hợp phòng sởi - rubella MRVAC của Việt Nam,mũi phối hợp phòng sởi - quai bị - rubella MMR II của Mỹ và mũi phối hợp phòng sởi - quai bị - rubella Priorix của Bỉ. Các vaccine tiêm cho người từ 9 tháng tuổi. Vaccine sởi đơn MVVAC và MMR II được tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi ở địa phương công bố dịch như TP HCM.
Người lớn chưa tiêm hoặc không nhớ lịch sử tiêm chủng trước đó cần tiêm đủ ít nhất hai mũi vaccine,phác đồ cách nhau một tháng. Phụ nữ hoàn thành hai mũi trước khi mang thai ba tháng.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính,bất cứ ai chưa tiêm vaccine cũng điều có nguy cơ mắc. Bệnh có thể gây các biến chứng viêm phổi,tiêu chảy,viêm loét giác mạc,viêm não,tử vong... Năm 2024,là năm chu kỳ dịch sởi 4-5 năm/lần.
Diệu Thuần