01-21
Các yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp ở người trẻ
2024-12-11 HaiPress
Huyết áp cao (tăng huyết áp) thường chủ yếu ảnh hưởng đến người cao tuổi. Tuy nhiên,tình trạng này vẫn có nguy cơ xảy ra ở thanh thiếu niên và thanh niên. Tăng huyết áp ở người trẻ tuổi được phân thành hai loại. Tăng huyết áp nguyên phát thường không thể xác định được nguyên nhân,còn tăng huyết áp thứ phát có thể xác định được nguyên nhân. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ thúc đẩy tình trạng này ở người trẻ.
Thói quen ăn uống kém: Ăn quá nhiều thực phẩm giàu natri,chế biến sẵn (xúc xích,thịt nguội,thịt nguội) góp phần khiến huyết áp cao. Lý do là cơ thể giữ nước nhiều hơn,làm tăng thể tích máu,tạo áp lực lên thành mạch máu,dẫn đến tăng huyết áp.
Ít hoạt động thể chất: Không tập thể dục góp phần dẫn đến thừa cân,béo phì. Ở trẻ em và thanh niên,béo phì cũng liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn,tất cả đều có thể dẫn đến tăng huyết áp. Người trưởng thành khỏe mạnh nên tập thể dục vừa phải khoảng 75-150 phút mỗi tuần.
Chất lượng giấc ngủ kém: Không ít người trẻ có thói quen thức khuya,thường xuyên ngủ không đủ giấc hoặc ngủ kém. Điều này có thể gây ra phản ứng căng thẳng của cơ thể,làm rối loạn cân bằng nội tiết tố,ảnh hưởng đến điều hòa huyết áp và máu,đường.
Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều: Thói quen này gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần và thể chất. Nó cũng có liên quan đến mức độ căng thẳng,lo lắng và trầm cảm cao hơn. Huyết áp cao có liên quan trực tiếp đến những vấn đề này.
Tiếp xúc với thuốc lá: Hút thuốc lá và tiếp xúc với thuốc lá thụ động đều có nguy cơ làm hỏng mạch máu,dẫn đến huyết áp cao. Trẻ tiếp xúc với thuốc lá trong giai đoạn phát triển còn có thể làm gián đoạn sự phát triển hệ tim mạch bình thường,có khả năng khởi phát sớm cao huyết áp.
Căng thẳng mạn tính và rối loạn sức khỏe tâm thần: Huyết áp có xu hướng tăng khi một số trạng thái cảm xúc nhất định kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy của cơ thể. Lo lắng,trầm cảm và kiệt sức là một trong những tình trạng sức khỏe tâm thần có xu hướng gặp ở người trẻ trong nhiều năm gần đây.
Ô nhiễm môi trường: Các chất gây ô nhiễm môi trường như nitơ dioxide,carbon monoxide... có thể gây ra stress oxy hóa và viêm trong cơ thể,khiến mạch máu hư hại và dẫn đến tăng huyết áp.
Uống nhiều nước ngọt,cà phê và nước tăng lực: Những đồ uống này chứa nhiều caffeine,chất kích thích hệ thần kinh trung ương đồng thời làm tăng nhịp tim cùng huyết áp trong thời gian ngắn. Dù tác dụng của chúng có thể tạm thời nhưng nếu dung nạp quá nhiều khiến huyết áp cao lâu dài.
Thiếu nước: Khi mất nước,cơ thể dự trữ nhiều muối hơn để giữ nước. Điều này có thể khiến mạch máu co lại,tim cần tăng lực bơm để máu chảy trơn tru,dẫn đến huyết áp cao. Người trưởng thành nên uống khoảng hai lít nước mỗi ngày.
Bảo Bảo (Theo Times of India)
Độc giả đặt câu hỏi bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp