12-25
5 cách tự nhiên giảm nhiệt miệng
2024-11-26 HaiPress
Nhiệt miệng thường gây đau,khó chịu,cản trở ăn uống. Những vết loét này có thể xuất hiện do căng thẳng,chấn thương hoặc ăn một số loại thực phẩm đặc thù. Chúng thường tự lành trong vòng một hoặc hai tuần nhưng một số biện pháp tự nhiên có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi và bớt cảm giác khó chịu.
Súc miệng với nước cốt dừa
Nước cốt dừa không chỉ là nguyên liệu bổ sung cho món ăn,sinh tố mà còn có tác dụng đối với vết loét miệng. Nó có đặc tính chống viêm,giúp giảm đau và sưng tấy,đồng thời làm mát tự nhiên,làm dịu vùng đau.
Cách sử dụng: Lấy một ít nước cốt dừa tươi. Ngậm vài ngụm rồi súc quanh miệng trong 30 giây,2-3 lần một ngày.
Bột rễ cam thảo
Nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn,rễ cam thảo có nhiều công dụng,đã được sử dụng trong y học cổ truyền. Bột cam thảo tạo ra một lớp phủ bảo vệ trên vết loét,ngăn ngừa kích ứng và thúc đẩy quá trình lành thương.
Cách sử dụng: Trộn một thìa cà phê bột rễ cam thảo với một ít nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa trực tiếp hỗn hợp lên vết loét và để trong 10-15 phút trước khi rửa sạch. Thực hiện hai lần một ngày.
Hỗn hợp mật ong và nghệ
Mật ong là chất kháng khuẩn tự nhiên,trong khi nghệ chứa nhiều chất curcumin với đặc tính chống viêm và hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh. Khi kết hợp cùng nhau,chúng hỗ trợ giảm vết loét miệng hiệu quả.
Cách sử dụng: Trộn một thìa mật ong với một nhúm bột nghệ để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp này lên vết loét và để trong 15 phút.
Nha đam
Nha đam có đặc tính chữa lành da và cũng có tác dụng tương tự đối với vết loét miệng. Đặc tính làm dịu,chống viêm của nó giúp giảm đau đồng thời tăng tốc độ phục hồi.
Cách sử dụng: Cắt một lá lô hội tươi,bỏ phần vỏ và lấy phần gel. Thoa gel trực tiếp lên vết loét bằng tăm bông sạch. Lặp lại 2-3 lần một ngày để có kết quả nhanh hơn.
Dầu đinh hương
Dầu đinh hương không chỉ giảm đau răng mà còn hỗ trợ có thể đẩy lùi cơn đau do loét miệng. Đặc tính kháng khuẩn của nó có vai trò ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cách sử dụng: Pha loãng một vài giọt dầu đinh hương với dầu dừa. Thoa hỗn hợp lên vết loét bằng bông gòn. Để yên trong vài phút trước khi súc miệng.
Súc miệng bằng baking soda
Hỗn hợp baking soda có thể khôi phục lại sự cân bằng độ pH và giảm viêm,nhờ đó chữa lành vết loét miệng. Hòa tan một muỗng cà phê baking soda trong 1/2 cốc nước. Ngậm dung dịch này trong miệng khoảng 15-30 giây rồi nhổ ra. Lặp lại sau mỗi vài giờ nếu cần.
Bảo Bảo (Theo Times of India)
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp