01-22
Bệnh nhân 'chết não' tỉnh dậy trước khi hiến tạng
2024-10-28 HaiPress
Anthony Thomas "TJ" Hoover II,36 tuổi,đã tỉnh dậy nhiều lần trước khi được mổ lấy tạng vào tháng 10/2021 tại Bệnh viện Baptist Health,Richmond,Kentucky. Vụ việc được truyền thông đưa tin vào hôm 26/10,sau phiên điều trần của Ủy ban Năng lượng và Thương mại Mỹ về hệ thống điều phối tạng ghép ở nước này. Natasha Miller,cựu chuyên viên bảo quản nội tạng,tại Chi nhánh Hiến tạng Kentucky (KODA),đã tố cáo một số bác sĩ tắc trách dẫn tới hậu quả rất nghiêm trọng.
Donna Rhorer,chị gái Hoover,là người đầu tiên phát hiện điều này. Trong buổi lễ tiễn đưa người hiến tặng,khi bác sĩ,nhân viên y tế và người nhà đang tập trung tại sảnh phòng mổ để nói lời tạm biệt,Hoover bỗng tỉnh dậy và bắt đầu nhìn theo các thành viên trong gia đình. Donna lập tức cảm nhận được ánh mắt của em trai nhìn thẳng vào mình và nhận ra "điều không ổn". Dù vậy,các bác sĩ sau đó lại nói rằng những gì mà Rhorer và gia đình thấy chỉ là phản xạ thông thường của bệnh nhân chết não.
Thực tế,Hoover tỉnh dậy vài giờ trước khi thủ thuật hiến tạng diễn ra,lúc đang được thực hiện thông tim để kiểm tra xem tim có đủ khỏe để hiến tặng hay không,theo Miller. "Đó là một mớ hỗn độn. Anh ấy tỉnh dậy do đau đớn trong quá trình thông tim đó,bởi ống thông phải đi qua các động mạch,thực sự rất đau. Bệnh nhân đã quẫy đạp trên bàn mổ",Miller nói.
Tuy nhiên,Hoover lập tức được gây mê trở lại. Theo Nyckoletta Martin,một nhân chứng khác cho biết,các bác sĩ đáng lẽ nên dừng thuốc mê,đưa bệnh nhân trở lại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) vào thời điểm đó,nhưng họ đã không làm vậy. Các xét nghiệm được thực hiện lúc 9 giờ sáng,lễ tiễn đưa dự kiến diễn ra cùng ngày vào khoảng 4 giờ chiều. Điều này có nghĩa các bác sĩ có khoảng 7 tiếng đến đưa ra quyết định đúng đắn hơn.
Trước đó,vào ngày 25/10/2021,Hoover nhập viện tại phòng cấp cứu của Baptist Health Richmond do dùng thuốc quá liều. Anh bị ngừng tim 35 phút và được bệnh viện tuyên bố chết não một ngày sau khi vào viện,theo Martin. Gia đình Hoover quyết định rút máy thở và được cho biết anh đã đăng ký hiến tạng. KODA xử lý trường hợp của anh như một ca hiến tạng sau khi tim ngừng đập.
Thùng đựng nội tạng cấy ghép. Ảnh: ABC News
Rhorer không biết chuyện gì đã xảy ra với em trai mình cho đến khi Martin chủ động liên lạc với cô vào tháng 1 năm nay. Hai bác sĩ có mặt trong phòng mổ lúc Hoover có dấu hiệu tỉnh tại đều từ chối tiếp tục phẫu thuật. "Cả hai đều nói chắc chắn không làm nữa,và bỏ đi",Martin kể lại.
Một điều phối viên tại chỗ đã thông báo với KODA về tình hình. Theo Martin,phía KODA và bệnh viện đã gây áp lực và buộc nữ bác sĩ còn lại phải hoàn thành ca phẫu thuật lấy tạng của người đàn ông. Tuy nhiên,sau đó ca mổ không được thực hiện. Donna cho biết em trai đã tỉnh dậy và được xuất viện sau đó,nhưng không thể trở lại bình thường. Người bệnh thường xuyên gặp phải các sang chấn tâm lý sau ca hiến tạng hụt.
Martin sau đó cũng được chẩn đoán rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý. Anh đã viết thư cho Tiểu ban Giám sát và Điều tra của Ủy ban Năng lượng Thương mại Hạ viện Mỹ tường trình về sự việc này,cùng với Miller.
Sau phiên điều trần,anh cho biết mình đã bị sa thải khỏi Paragonix,công ty chuyên sản xuất thùng làm mát dùng để vận chuyển nội tạng hiến tặng. Văn phòng Tổng chưởng lý Kentucky cũng đang xem xét vụ việc. Cơ quan Quản lý Tài nguyên và Dịch vụ Y tế liên bang (HRSA),đơn vị giám sát việc thu nhận nội tạng,cũng cho biết họ đang điều tra các cáo buộc liên quan vụ việc xảy ra tại Kentucky.
KODA hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận của truyền thông quốc tế.
Thục Linh (Theo USA Today)