11-13
Thai phụ viêm phổi, viêm phế quản do cúm
2024-09-21 HaiPress
Trước khi nhập viện,chị có triệu chứng cúm nhưng chỉ ngậm ô mai gừng trị ho kết hợp súc miệng bằng nước muối để vệ sinh đường hô hấp. Sau đó,chị sốt cao 39 độ C,ớn lạnh,khạc đờm vàng đặc,cảm giác tức ngực sau ho. Khi cảm nhận thai không máy (cử động),chị đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội khám.
Chị Vi có tiền sử thông liên thất (một dạng bệnh tim),chưa tiêm vaccine phòng cúm mùa trước khi mang thai. Sau ba ngày điều trị cúm,chị hết sốt,triệu chứng ho giảm nhiều,tim thai ổn định,được xuất viện.
Tương tự,chị Hương,35 tuổi,mang thai 29 tuần,ho và sốt khoảng 5 ngày,nhập viện trong tình trạng sốt cao,khó thở,cơn co tử cung gò dồn dập,đau bụng dữ dội. Trước đó chị kiểm tra Covid-19 tại nhà kết quả âm tính nên không đi khám,tự mua thuốc uống,bệnh nặng hơn.
Bác sĩ cấp cứu truyền thuốc giúp chị Hương giảm co tử cung. Sau khi tình trạng ổn định,kết quả kiểm tra dương tính với cúm A,tổn thương viêm phổi trái. Sau 5 ngày điều trị,chị giảm ho,tần suất cơn gò giảm,thai nhi phát triển ổn định.
Ngày 21/9,ThS.BS Lã Quý Hương,khoa Hô hấp,Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội,cho biết phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu,dễ mắc nhiều bệnh lý hô hấp,nhất là cúm mùa. Bệnh này thường lành tính. Song,thai phụ nhiễm cúm thường bệnh kéo dài kèm nhiều rủi ro như viêm phổi,tổn thương tim hoặc các cơ quan khác. Khi mẹ bầu nhiễm cúm,thai nhi cũng có nguy cơ cao bị dị tật,thai lưu,sinh non...
Bác sĩ theo dõi sản phụ nhập viện do cúm A,viêm phổi. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh
Theo bác sĩ Hương,hầu hết trường hợp cúm có thể theo dõi tại nhà. Khi có các triệu chứng sốt cao,đau mỏi người,bệnh nặng hơn hoặc ho kèm đờm thì nên đến khám,điều trị theo phác đồ.
"Thai phụ thường lo lắng dùng thuốc ảnh hưởng thai nhi,tự điều trị tại nhà khiến bệnh nặng hơn",bác sĩ Hương nói,thêm rằng nhiều thai phụ qua tam cá nguyệt đầu tiên thường chủ quan cho rằng thai nhi đã ổn định,bệnh cúm không ảnh hưởng nhiều nên không khám,không phát hiện cúm biến chứng.
Thai phụ tuyệt đối không tự sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc nhằm tránh ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi. Người bệnh sau khi điều trị ổn bệnh cúm cần tiếp tục theo dõi thai,sàng lọc thai kỳ tại chuyên khoa Sản. Bác sĩ Hương khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine cúm nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Khuê Lâm
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp