Lời kể hai nạn nhân sống sót trong vụ sập cầu Phong Châu

2024-09-09     HaiPress

Anh Quý Trọng,33 tuổi,ở xã Vạn Xuân,huyện Tam Nông,tỉnh Phú Thọ kể lúc đó khoảng hơn 10h,cùng đồng nghiệp Minh Hải đi làm ở huyện Lâm Thao qua cầu Phong Châu về nhà. Đi được 3/4 cầu,hai người thấy rung lắc mạnh nhưng nghĩ do xe tải đi sau nên tiếp tục di chuyển.

"Đi được vài giây,một tiếng ầm từ phía sau dội lại,tôi chưa kịp ngoái lại thì hai anh em cùng chiếc xe máy rơi thẳng xuống dưới cầu,kế đó là chiếc container đi ngược chiều rơi xuống lập tức bị dòng nước cuốn phăng",anh Trọng kể. "Lúc đó tôi nghĩ mình sắp chết rồi".

Từ trên cầu rơi xuống chừng 2-3 m,hai người cùng chiếc xe máy mắc lại thành cầu,cách dòng nước 4-5 m. Phần giữa cầu bị rơi tạo thành khoảng trống lớn,mặt nước khi đó chảy xiết,cuốn một số phương tiện ra xa.

Hải kể hai anh em tay chân bủn rủn vì sợ,không nói hay kêu được câu nào. Vài phút sau,người dân phát hiện nên hô hoán cứu trợ. Vì không tìm được dây thừng nên ba,bốn người dân nắm chặt tay nhau,thả người xuống,kéo hai nạn nhân lên bờ.

Minh Hải (áo xanh) đang men theo lối chân cầu và được người dân kéo lên bờ (tại địa phận huyện Tam Nông,Phú Thọ,sáng 9/9. Ảnh: Phạm Ngà

Hải và Trọng được đội ngũ Trung tâm y tế huyện Tam Nông,tỉnh Phú Thọ đưa vào viện sơ cứu. May mắn hai anh em chỉ trầy xước phần da. Vợ anh Hải và hai đứa con nhỏ biết tin đã lập tức đến viện,cả nhà gặp nhau mừng rỡ.

"Ngày thường chúng tôi tan làm tầm 11h30-12h,nay được về sớm thì không may xảy ra chuyện. Cầu mong tất cả những nạn nhân khác được bình an",anh Hải nói.

Minh Hải (phải) và Quý Trọng (trái) vẫn chưa hoàn hồn sau khi được dân cứu từ dưới chân cầu lên bờ sau sự cố sập cầu,9/9/2024. Ảnh: NC

Khoảng 10h sáng 9/9,cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông của Phú Thọ bị sập,trôi hai nhịp thép. Bước đầu cơ quan chức năng xác định có khoảng 10 ôtô,2 xe máy,13 người dân mất tích và 4 người đã được cứu sống trong vụ sập cầu.

Theo Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ,ảnh hưởng của bão Yagi gây mưa lũ,nước sông Hồng dâng cao,lưu tốc dòng chảy xiết làm thay đổi địa hình,địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu,kéo đổ trụ T7 và làm sập hai nhịp dàn chính.

Cầu Phong Châu được xây dựng,bàn giao đưa vào khai thác sử dụng năm 1995. Cầu được xây dựng bằng thép và bêtông cốt thép dự ứng lực với quy mô vĩnh cửu,tải trọng thiết kế 18 tấn. Phần đường xe chạy 7 m,lề người đi mỗi bên 1 m; bề rộng mặt cầu 9,5 m. Cầu gồm 8 nhịp,trong đó hai nhịp 6 và 7 được chế tạo từ hai nhịp giàn giản đơn 64 m do Bungari chế tạo.

Công tác cứu nạn cứu hộ vẫn đang được thực hiện.

Thanh Nga - Quỳnh Nguyễn

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.